CÁCH ĐẶT TÊN CHO CON CHÁU THEO VĂN THỊ TỘC PHẢ (KHAM KHẢO)
Theo Tuấn thì cách đặt tên này rất hay và cần phát huy theo cách này.
I/ Họ + chữ Lót + Tên
1.Họ = Văn
2.Chữ lót = Phân biệt vai vế trong dòng họ.*
3.Tên = Có thể trùng tên nhưng không bao giờ trùng chữ lót.
Giải thích 2* phân biệt vai vế trong dòng họ như thế nào ?
ví dụ. ông Văn Thiên A . (đời thứ 1)
Sanh hạ (Đời thứ 2 - Văn Đạo) được 3 người con ,
Tất cả những người thuộc đời thứ 2 đều mang chữ lót là Văn Đạo để thể hiện cùng vai ,cùng đời .
Những người đời thứ 2 sinh hạ (đời thứ 3 - Văn Bá) và được 9 người con
Tất cả những người thuộc đời thứ 3 đều mang chữ lót là Văn Bá để thể hiện cùng vai ,cùng đời .
Những người đời thứ 3 sanh hạ (đời thứ 4 -Văn Nhữ ) và sanh được 27 người con
Tất cả những người thuộc đời thứ 4 đều mang chữ lót là Văn Nhữ để thể hiện cùng vai ,cùng đời .
Như vậy Văn Thiên-Văn Đạo-Văn Bá-Văn Nhữ có mối quan hệ vai vế rất rõ ràng.
Văn Thiên = ông cố
Văn Đạo = ông nội
Văn Bá = cha
Văn Nhữ = con
Ví dụ : Tôi là Văn Nhữ khi gặp người Văn Bá thì biết là vai ngang với cha mình.Văn Đạo là biết vai ngang với ông Nội của mình,Khi gặp Văn Thiên thì biết vai ngang với ông Cố của mình.
"Họ Lót Tên" không bao giờ trùng như hiện nay
Những chữ lót THIÊN – ĐẠO –BÁ –NHỮ là một bài kệ có ý nghĩa sâu sắc cho dòng họ.
Sau đây là bài kệ sưu tầm thuộc Họ Văn chúng ta.
Văn Thị Tộc Phả Thiên Đạo Bá Nhữ |
文 氏 族 譜 天 道 伯 汝 元 庭 朝 世 子 應 時 策 名 楊 飄 鐫 綿 長 永 錫 衍 及 新 年 英 偉 俊 發 振 祖 基 墀 |
Sách Tộc Họ Văn |
Bài kệ này gồm 32 chữ thể hiện được 32 đời .Sau này nếu con cháu đến đời này lại tổ chức thi sáng tác một bài kệ khác và cứ thế tiếp nối.
Bài kệ này có ý nghĩa như thế nào, mời bạn đọc tham gia dịch nghĩa bài kệ.
Sau đây là dịch nghĩa từng chữ cho bạn sưu tầm.
1.Cách đặt tên như hiện nay
a.Đặt tên theo họ .( cách này phù hợp nhưng cần bổ sung)
ví dụ : Cha là Văn Đình A thì đặt tên cho con là Văn Minh B
b.Đặt tên theo cả Họ và chữ lót ( cách này không phù hợp cho cả dòng họ đông đúc)
Ví dụ : Cha là : Văn Đình A thì đặt tên con là : Văn Đình Đ
Theo cách này thì trùng Họ (Văn) và chữ Lót (Đình ).Nếu đặt tên trùng nữa thì " Họ Lót Tên" trùng nhau.( điều này ông bà ta không cho phép và là điều cấm kỵ lâu nay )
Ý của các vị cao nhân thì cứ nghe Văn Đình tức là cùng một Chi Họ, là con cháu thuộc phả hệ của ông Văn Đình A ( điều này mới nghe có vẻ hợp lý nhưng trong phạm vi hẹp 1 tỉnh, Nếu nới rộng ra vài tỉnh thì bạn sẽ thấy như thế nào sau khi xem tiếp ví dụ dưới đây)
A :Nếu nghe Văn Đình thì cho là cùng một chi Họ và là con cháu thuộc phả hệ của ông Văn Đình A thì đúng hay sai ?
Sai
-Văn Đình Tộc (ở Thanh Hóa do ông Văn Đình A sinh năm 1700 là thủy tổ)
-Văn Đình Tộc( ở Thừa Thiên Huế do ông Văn Đình B sinh năm 1700 là thủy tổ).
Như vậy con cháu của ông Văn Đình A.không cùng phả hệ với con cháu ông Văn Đình B.
-Văn Công Tộc ( Thừa Thiên Huế)
-Văn Công Tộc (An giang )
B:Có nên bắt buộc con cháu đặt tên phải trùng chữ lót hay không?
Không
-Cách đặt tên này có một điều mà sau này chắc chắn phải ảnh hưởng đó là :Trùng họ và tên
50 năm hoặc 100 năm sau khi mà con cháu quá đông đến lúc đó tên trùng tên, mà việc trùng tên là rất kiên kỵ cả người sống lẫn người chết,mộ bia.Vì ai cũng muốn đặt tên đẹp, mà gia phả thì lại không cho đặt tên trùng.Nếu kiểu đặt tên thế này thì chắc chắn chi họ đó phải có 2 người trùng tên là Văn Đình Phước,Văn Đình Đức,(Cũng như sự trùng tên của các họ khác ,có biết bao nhiêu tên Nguyễn Văn Phúc,Nguyễn Văn Phước,Nguyễn Văn Đức.v.v. )
Như vậy chắc chắn là con cháu sẽ đổi chữ lót vì sợ Trùng Tên
2 :Có Nên đặt tên nhà thờ cả Họ và chữ lót không ?ví dụ Nhà Thờ Văn Đình Tộc
Không
Vì trong chi họ đã xãy ra việc thay đổi chữ lót như đã bàn ở trên thì không nên đặt tên nhà thờ có cả chữ lót.
Ví dụ Câu chuyện về một chi họ từ đời thủy tổ đến đời thứ 8 tất cả con cháu là Văn Đình và nhà thờ là Văn Đình Tộc.Đến đới thứ 9 ông Văn Công A bắt đầu đổi dòng họ của mình thành Văn Công và đặt tên nhà thờ thành Văn Công Tộc
Với nhiều lý do đưa ra : Con cháu độc đinh tức là mỗi gia đình chỉ có một con trai.Con cháu làm ăn không phát đạt.Đã khấn xin ông thủy tổ v.v./.Chi họ này về sau con cháu đông đúc chữ Văn Công đã trùng rất nhiều ( Văn Công Phước, Văn Công Đức,Văn Công Phúc)và đã nhiều gia đình đặt tên con không trùng với chữ lót là Văn Công nữa vì trong phả hệ cấm kỵ trùng tên, không hòa khí với cả người dương và người âm cả phần bia mộ.mà đổi thành Văn Bá, Văn Tiến, Văn Viết, Văn Minh v.v.
Câu chuyện trên cho ta suy nghĩ gì ? khi Nhà Thờ Văn Công Tộc này đến ngày giỗ tổ.
Ông thủy tổ là Văn Đình về thấy tên nhà thờ đổi thành Văn Công Tộc (ai chứng minh được là ông Thủy Tổ đã đồng ý cho đổi,nếu cái không cho thay chữ lót của chúng ta thì chúng ta có cho đổi tên cả nhà thờ tộc không ,chắc chắn là không)
Con cháu chi họ này sau này có tên chữ lót là Văn Bá, Văn Tiến, Văn Viết, Văn Minh về thấy chữ Văn Công Tộc thì sẽ nghĩ ra sao ?
Sau này đến lúc đứa cháu có tên chữ lót là Văn Bá, Văn Tiến, Văn Viết, Văn Minh này lại làm giống ông Văn Công A đã đổi như trên và nó lại đổi thành Văn Bá Tộc thì chúng ta lúc đó đã chết rồi có đồng ý hay không.
Vì thế khi ta còn sống phải làm cách nào để tên nhà thờ tồn tại Vĩnh Viễn.Chúng ta phải nhìn về ước nguyện của Tổ Tiên, Nhìn về tương lai thật xa, nhìn ra một dòng họ rộng lớn gồm nhiều chi họ cả nước mà chỉ nên đặt tên nhà thờ là NHÀ THỜ TỘC VĂN (chi họ tại Xã –Huyện-Tỉnh).Nếu chi họ chia ra thành nhiều phái thì là NHÀ THỜ TỘC VĂN ( Phái nhất chi họ tại Xã – Huyện- Tỉnh).Nếu một Thôn mà có nhiều Chi họ Văn thì là NHÀ THỜ TỘC VĂN (Văn Hữu-Xã -Huyện-Tỉnh)
3.Trong một chi họ có nên xây dựng quá nhiều từ đường để thờ riêng hay không ?
Không
Nhà thờ họ - hay còn gọi là từ đường là công trình kiến trúc được xây dựng để dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ. Ở đó mỗi năm, vào ngày giỗ, con cháu về tụ họp đông đủ, thắp hương tưởng nhớ những người đã khuất. Người sống ngay trong làng có mặt, người làm ăn phương xa cũng về, chuyện trò, chia sẻ tình cảm, bàn cách giúp đỡ người gặp khó khăn. Vì thế, nhà thờ họ có ý nghĩa văn hóa tinh thần rất lớn, vì vừa là nơi tiến hành nghi lễ truyền thống để con cháu thể hiện lòng biết ơn các bậc sinh thành, vừa là nơi các thành viên họ tộc dù cách xa về địa lý vẫn có điều kiện gặp gỡ, quây quần bên nhau. Thể hiện tình đoàn kết, huyết thống máu mủ,” Một giọt máu đào hơn ao nước lã” Cũng như Tiên tổ chúng ta không muốn con cháu chia rẻ như ngày nay. Cứ mỗi gia đình cứ đến đời ông cố là lại xây một từ đường riêng.Chắc chắn một điều hai ông cố ở cõi kia sẽ buồn dù rằng hai ông, Ông nào cũng có nhà thờ ,nhưng thấy con cháu chia rẻ, và tất nhiên 2 nhà thờ này sẽ làm khác nhau về sự đồ sộ, nguy nga, tráng lệ, địa điểm phải khác nhau càng thể hiện sự không đoàn kết. Số tiền này cũng do thành viên trong họ tộc đóng góp .Thay vì thế chúng ta chỉ gom tiền làm một nhà thờ dòng họ lớn.vì nhiều thế hệ , nhiều người cùng vun đắp một nơi thì sau này cùng với thời gian dòng họ chúng ta sẽ có một nhà thờ khang trang. Với sự trang nghiêm ấy luôn luôn ở trong tâm trí mọi thành viên của dòng họ, là niềm tự hào đối với mỗi người con sinh sống trên khắp mọi miền khi nói về quê hương.
Tôi có nghe một anh bạn kể lại ,Mỗi khi tết đến về quê, nhà anh bạn thì ở thị trấn nhỏ, khi về thăm bà con dòng họ ở quê, chạy theo con đường đất,để về đến nhà ông nội chú, con đường đất đỏ một xe ô tô và một xe đạp là đi không lọt, hai bên đường là lúa và bắp thế mà nhà thờ quá trời ,anh biết rằng quê tổ mình chỉ có dòng họ của mình mà sao nhà thờ quá nhiều.Cái xây trước thì ở trong hẻm, cái xây sau thì ra mặt tiền, cứ đi chừng 30m là một cái nhà thờ bên trái rồi 30m có một nhà thờ bên phải.Đứng lại nhìn quanh thì khoảng 6 đến 7 cái.Khi về đến nhà ông nội Chú
bạn tôi hỏi : ông ơi Làng mình năm nay nhiều nhà thờ vậy ông, chắc nhiều dòng họ mới đến đây ở hả ông?
Ông chậm rãi trả lời :toàn là nhà thờ của dòng họ mình đấy cháu à,vì cứ đến đời ông cố là họ đua nhau góp tiền và xây nhà thờ.để đến ngày giỗ con cháu tụ tập,trước thì cúng riêng sau thì ăn uống,nhậu nhẹt riêng.Thấy mất đoàn kết ông buồn lắm nhưng nhiều người đưa ra nhiều vấn đề lắm theo ông thì
tất cả là do không sắp xếp được việc cúng giỗ mà ra hết cháu à.
Qua câu chuyện này thế hệ trẻ chúng ta phải biết làm gì để dòng họ được đoàn kết , chỉ nên làm một nhà thờ ,xây dựng quá nhiều gây lãng phí , vì xây phải sửa, kéo theo rất nhiều vấn đề không đáng. cứ mỗi đời một ông cố chúng ta xây dựng quỹ để lo cho chuyện cúng giỗ ,cứ đến ngày giỗ ông cố thì chúng ta cứ đến nhà thờ chung mà cúng giỗ,ông bà chúng ta cùng nhau rủ về cho vui, chứ ông cố mình về một mình ổng cũng buồn.
Nếu đến đời ông cố thì vỏn vẹn chỉ vài chục người mà xây một từ đường thì một dòng họ vài trăm người có đến 10 từ đường.Nếu chúng ta để hiện tượng này tiếp diễn thì một ngày có một dòng họ khác họ đoàn kết xây dựng một nhà thờ với 300 người cùng góp sức .thì đến lúc đó chúng ta sẽ nghĩ sao ?
Thế hệ trẻ chúng ta phải phấn đấu xây dựng dòng họ Chỉ Một Nhà Thờ, Với phương châm cùng chung huyết thống xây dựng dòng họ đoàn kết –thống nhất –vững mạnh- trí tuệ- văn minh- phồn thịnh.
Mời tất cả mọi người trong dòng họ, tham gia bình luận :
1.Cách đặt tên cho con cháu theo Văn Thị Tộc Phả (KHAM KHẢO)
2.Có nên bắt buộc con cháu đặt tên phải trùng chữ lót hay không?
3.Có Nên đặt tên nhà thờ cả Họ và chữ lót không ?
4.Trong một chi họ có nên xây dựng quá nhiều từ đường để thờ riêng hay không ?
Hãy viết theo ý kiến của bạn, hãy bình luận ý kiến của bạn ngay phía dưới bài viết này.
Tác giả bài viết: Văn Qúy Minh Tuấn
Ý kiến bạn đọc