Bia khắc ngày lành tháng 11 niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 4 (1844)
(Bia số 10 tại Văn Miếu Huế)
Bia khắc ngày lành tháng 11 niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 4 (1844)
(Bia số 10 tại Văn Miếu Huế)
- Ông sinh năm Đinh Mão(1807). Người xã Quỳnh Đôi-Quỳnh Lưu-Nghệ An. Ông đỗ Cử nhân khoa Quý Mão(1843)-Thiệu Tri thứ III. Khoa năm ấy lấy đậu 25 người Ông Văn Đức Giai đỗ thứ 10. Năm Ông 38 tuổi đỗ Đệ Tam Giáp Đồng Tiến sý xuất thân khoa Giáp thìn (1844)- Thiệu Trị thứ IV, ông đỗ thứ 8 (có bia khắc tên các Tiến sỹ tại Văn Miếu Huế).
Ông làm Đốc học lần lượt ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Sau đó ông được triều đình điều về kinh đô Huế đứng đầu tòa Ngự sử. Ông nổi tiếng là người cương trực, các quan có chức tước to hơn, nhưng làm việc sai trái, ông đều dâng sớ đàn hặc.
Ông là một danh thần đời vua Thiệu Trị. Làm quan tới chức Chưởng Án tại triều, nổi tiếng thanh liêm, hiền năng tài giỏi.
Tháng 2 năm 1861, triều đình cho ông mộ quân nghĩa dũng tòng chinh vào Nam chống nhau với quân Pháp ở quân thứ Gia Định. Ông dũng cảm, có cơ mưu trong chiến trận, đánh thắng nhiều trận lớn.
Được thăng các chức: Lang Trung Bộ Binh, Tán Tướng Quân Vụ, sung chức Hồng Lô Tự Khanh, Lãnh Tuyên Sứ Phú Yên, về triều làm Biện Lý Bộ Hình.
Năm Quý Hợi (1863) giặc hoành hành cướp phá ở Hải An, Ông được cử làm Tán Lý Quân Vụ cùng Trương Quốc Dụng đi bình định. Ông được vua Tự Đức ban khen, cho đổi tên là Khuê (viên ngọc quý). Từ đó ông có tên mới là Văn Đức Khuê.
Ngày 05 tháng 6 năm Giáp Tý (1864) tức Hoàng Triều Tự Đức thứ 17. Hiệp Thống Trương Quốc Dụng, Tán Lý Văn Đức Khuê, Tán Tượng Trần Huy Sách, Chưởng Vệ Hồ Thiện đánh giặc ở Quảng Yên, Trương Quốc Dụng tử trận, Văn Đức Khuê chỉ huy quân phản công, vì thế yếu nên phải tuẩn tiết. Hưởng dương 56 tuổi, được truy tặng Bố Chánh Sứ.
Nhân dân vùng Quảng Yên lập đền thờ hai ông gọi là "Song Trung từ". Bài vị hai ông được đưa vào "Hiền lương từ” ở Kinh đô Huế.
Đương thời Ông là người thanh liêm, sớm mồ côi cha, lớn lên thờ phụng mẹ. Sau khi thi đỗ, Ông về cư tang mẹ 3 năm. Người người đều sùng tôn Ông là bậc hiếu hạnh.
Trong khi làm quan. Ông đã cất công nhiều năm tìm kiếm nguồn gốc Tổ tiên của mình, nghiên cứu về di cảo của Ông Cao Biền, vè tích Tổ họ Văn được truyền khẩu, cùng các Chi phái nơi gần mộ Tổ đối chiếu về phong thủy của ngôi mộ, xác định được mộ Thủy Tổ của mình và dựng bia tại huyệt.
Công lao của Ông được các hậu duệ đời sau ghi nhớ. Tại đền thờ Thủy Tổ của chúng ta nơi thượng điện, chân dung và linh vị của Ngài được đặt vào vị trí trân trọng nhất để muôn đời cho con cháu mai sau ghi nhớ.
Nguồn:
1/-Việt Nam những sự kiện lịch sử từ 1858-1918 NXB Giáo Dục
2/-Văn khắc Hán Nôm-Viên nghiên cứu Hán Nôm
Tác giả bài viết: Văn Viết Thiện
Nguồn tin: Việt Nam những sự kiện lịch sử từ 1858-1918 NXB Giáo Dục
Ý kiến bạn đọc