GIA PHẢ CÓ 658 THÀNH VIÊN

TỘC VĂN LÀNG: LAI HÀ-LAI TRUNG-PHONG LAI-QUẢNG ĐIỀN

 
 
 
Photo Photo Photo
                            Nhà Thờ Phái Ba Lai Trung                Nhà thờ Tộc Văn Quảng Thái-Quảng Điền      Nhà Thờ Chi Văn Đình Làng Vĩnh Xương
 
A.-LỜI NÓI ĐẦU
Theo:  Bác Văn Đình Triền
            Cây có nhiều cành nhánh cùng chung một gốc, nước có nhiều dòng thác cùng chung một nguồn, người có nhiều chi phái cùng chung một Tổ Tông.
             Nước có sử ghi chép lại sự hưng thịnh suy vong cùng công lao và tội trạng trong công cuộc dựng nước và giử nước đời này nối tiếp đời kia. Người, mổi dòng họ củng có Phả ghi chép thế hệ trước sau, đích thứ, lớn nhỏ, sinh tử, giá thú, giống nòi nguồn gốc cùng công lao sự nghiệp đói với Tổ quốc, quê hương cũng lưu truyền mãi về sau. Đó cũng biểu thị uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người vun gốc, cũng là đạo hiếu xưa nay.
Đối với Họ ta, Tổ quốc quê hương trãi qua các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm cứu nước rất khốc liệt kéo dài hơn 10 thế kỷ, các bản gia phả cũ phải sưu tầm kiểm tra lại, đồng thời ghi chép thêm vào là điều cần thiết, Hơn nữa qua từng thời đại mọi việc đều đi theo giòng lịch sử, các bản gia Phả trước đây đều ghi chép bằng chữ Hán và chữ Nôm, ngay nay phải sao chép lại bằng chữ quốc ngữ để lưu tích mai sau.
Vâng lệnh Họ chấp bút phụng sao Gia Phả Họ và các Phái xuống đến các Ngài Tiên Tổ đứng đầu mổi Chi hoặc mổi Hệ vào một bản Phả Họ để tiện lợi cho việc phụng tự và giử gìn và cũng thuận lợi cho con cháu hiểu biết.
                 Song xem các bản gia Phả của Họ, Phái, Chi, Hệ từ trước để lại, bản này bản khác có chổ không được trùng lặp, không có chú thích, khó khăn cho việc sao chép hiện nay, cho nên phải sưu tầm thêm một số gia Phả họ Văn gần xa, cũng mong tìm hiểu thêm những bút tích, những di tích và khẩu truyền, xem có những gì trùng hợp hoặc liên quan đến Họ Văn ta để cước chú thêm cho rõ hơn, cũng mong ngày sau con cháu xem vào để bớt phân vân.
               Nhưng những nơi đã đến, các bản gia Phả cũ ghi chép cách đây hàng trăm năm không nơi nào còn, hạn hữu có những bản lâu hơn cũng chỉ năm bảy mươi năm, còn đa số ghi chép cách đây vài mươi năm trở lại, đều thiếu trước hụt sau cũng mập mờ khó hiểu. Truy tầm địa bạ làng ta cũng như các làng có Họ Văn để biết thêm về thời gian niên đại, cũng đều bị thiêu đốt, hoặc bị chôn vùi thối nát trong chiến tranh. Các chứng tích về xây dựng đình, chùa, miếu mão, hoặc đúc chuông, dựng bia, mốc đá từ ngày xưa cũng rất hiếm hoi.
Tuy chưa tìm ra những điều cốt yếu, nhưng cũng có bổ ích ít nhiều, cho nên những nơi đã đến, những bản gia phả đã xem, xin ghi lại những nét khái quát để tiện tham khảo.
 
B.-LỊCH SỬ THÀNH LẬP LÀNG LAI TRUNG-PHONG LAI-LAI HÀ
 
        Ngày xưa là xã Vu Lai, nay là giáp Lai Trung gồm có ba Phe; Phe Nhất và Phe Ba thuộc xã Quảng Vinh, Phe Nhì tách ra thành làng Phù Lai thuộc xã Quảng Thọ, đều thuộc huyện Hương Điền, tỉnh Bình Trị Thiên, cả Ba Phe đều có con chái Họ Văn cư trú, nhà thờ Họ tại Phe Nhất, Họ có bản gia phả có cước chú sao tại Họ Văn- Phong Lai năm Bính Thìn 1976, con cháu Họ có đũ 5 Phái, Phái nhất con cháu đông nhất và có nhà thờ Phái, còn các Phái chỉ phụng tự tại các nhà Trưởng Phái. Phái Ba con cháu cũng đông thứ nhì có bản Phái Phả sao lại cũng cước chú sao lại tại Phái Ba Phong Lai v.v…
            Có khẩu truyền là ngày xưa 8 Ngài Thủy Tổ (1) của 7 Họ khai canh lập làng Phong Lai cũng là 8 Ngài Thủy Tổ khai canh lập làng Lai Trung. Vì ở đây người đông thiếu ruộng đất, một số lên làng trên lập làng Vu Lai Thượng, một số ra miền ngoài lập làng Vu Lai Hạ nay là Phong Lai-Lai Hà, cả hai nơi đều đông đân và giàu có đem nhiều tiền bạc lo lót cho quan trên nên giành được chữ Xã (tức làng). Làng Lai Trung vì nghèo và cô thế nên hạ xuống chữ Giáp. Từ đó Đình, Chùa, nhà thờ Họ, mộ Tổ đều đưa về Phong Lai, ở đây không còn mộ Tổ nữa nhưng cứ lấy ngày kỵ Bà Thủy Tổ là 17 tháng 2 (âm lịch) hàng năm làm ngày kỵ Tổ đồng thời cũng là ngày tảo mộ hàng năm của Họ Lai Trung, xưa nay vẫn giử nguyên như vậy. Lai Trung có đóng ruộng khai canh cho cả 2 xã Vu Lai Thượng và Vu Lai Hạ.((1) Họ Văn Ta có 02 Ngài Khai Canh)
 
                    Theo : Vu Lai-Lai Trung chí lược
                                                                           ( của nhiều tác giả do GV-ĐHSP-HUẾ Trần Đại Vinh chủ biên)
         I-    Thời gian thành lập
   Vào khoảng thế kỷ XV, làng Hoài Lai được thành lập tại địa bàn khởi đầu là xứ Cồn Dương, tiếp đó là xứ Ông Xương và Bàu Luân, gồm khoảng 200 mẫu ta điền thổ, bị ngăn cách nhau từ 3 đến 5 dặm trên vùng đất đồng ruộng thuộc huyện Đan Điền, phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa.
     Tên làng được ghi vào được ghi vào danh mục làng xã xứ Thuận Hóa, trong cuốn sách khảo địa dư là Ô Châu Cận Lục gồm nhiều người viết (do Dương Văn An, Tiến sĩ đời Mạc hoàn tất việc sửa chửa và nhuận sắc vào năm 1553) trước khi Chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa 05 năm.
     Tên cũ Hoài Lai, làng đã được chuyển đổi ra Vu Lai do sự kiêng tên húy dưới thời Nhà Nguyễn – Xét tên các Chúa Nguyễn không có ai tên nào trùng tên với chữ Hoài. Điều đó cho phép suy luận rằng: chữ Hoài có thể là tên của một bà vợ của Chúa Nguyễn, nhưng không thể xác định là vợ của Chúa nào, vì cho đến tác phẩm: “ Tiên Nguyễn toát yếu phổ tiền biên” – một bộ ngọc phổ đời Chúa Nguyễn do quan phụ chánh thân thần Tôn Thất Hân biên soạn dưới triều Bảo Đại, vẫn không ghi được tên một số bà vợ chính thức của các Chúa Nguyễn. Chỉ biết rằng việc kiêng húy chữ Hoài tương đối phổ biến. Làng Mậu Tài huyện Phú Vang chính tên là Hoài Tài đã được đổi ra trong trường hợp tương tự.
Điều ghi chép trong Ô Châu Cận Lục cho ta thấy làng Vu Lai tức là Hoài Lai đã được thàng lập trước thời Chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn Thủ xứ Thuận Hóa, tức là trước năm Mậu Ngọ 1558.
       Nhưng việc thành lập vào năm cụ thể nào thì ngày nay ta không còn có một tài liệu nào xác định rõ. Do đó, chỉ có thể căn cứ vào suy luận hợp lý để xác định thời điểm thành lập làng.
       Trước hết, địa bàn huyện Quảng Điền ngày nay là huyện Đan Điền ngày xưa, là một địa bàn trọng yếu về mặt chiến lược của Hóa Châu. Năm 1307 chỉ 01 năm sau khi tiếp nhận sính lễ gồm hai châu Ô và Rí từ đám cưới của Huyền Trân-Chế Mân, vua Trần Anh Tông đã sai quan Hành Khiển Đoàn Nhữ Hài vào sắp đặt, tổ chức cai trị phòng thủ. Ít lâu sau thành Hóa Châu được xếp đắp lại trên nền thành của quân Chiêm mà vị trí ngày nay là làng Thành Trung xã Quảng Thành huyện Quảng Điền. Đó là một trung tâm hành chính và quân sự đầu não của Hóa Châu dưới các thời Trần-Hồ-Lê-Mạc.
         a.     Các Vị Thủy Tổ và Khai Canh:
Truyền thuyết về khai canh lập ấp của các làng kể rằng: Có 7 Ngài khai canh của 7 Họ chính yếu xếp theo thứ tự là: Văn, Phạm, Trần, Hoàng, Hồ, Lê, Nguyễn đã thành lập nên làng xã. Xét gia phả của các Họ thì húy hiệu của các Ngài như sau:
-   Thủy Tổ của Họ Văn là Ngài Văn Nhân Thận đứng đầu 7 họ, tước phong là: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Tôn Thần gia tặng Đoan Túc Tôn Thần.
               顯皇始祖老前七族 首文仁讳慎谥忠勤大郎着封翊保中興靈扶加贈諯肅尊神
- Thế Tổ của Phái Nhất Họ Văn là Ngài Văn Nhân Bút được ghi là Kiến Canh Tư Điền, tước phong là: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Tôn Thần gia tặng Đoan Túc Tôn Thần.
             文仁筆大郎建耕司田着封翊保中興靈扶加贈諯肅尊神
- Thủy Tổ của Họ Phạm là Ngài Phạm Bá Lụa, là Khai canh điền thổ, tước phong là: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Tôn Thần gia tặng Đoan Túc Tôn Thần.
- Thủy Tổ của Họ Trần là Ngài Trần Trợ khai canh điền thổ, tước phong là: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Tôn Thần gia tặng Đoan Túc Tôn Thần.
- Thủy Tổ của Họ Hoàng là Ngài Hoàng Của khai khẩn xứ Gia Quảng thuộc Giáp Tây Hoàng, phong tặng như trên.
- Thủy Tổ của Họ Hồ là Ngài Hồ Kinh Dương khai canh xứ Hà Lạc thuộc Giáp Đông Hồ, phong tặng như trên.
- Thủy Tổ của Họ Nguyễn là Ngài Nguyễn Phúc Lảng khai canh điền địa và khai khẩn Trúc Đăng ở Hà Bạc phường, phong tặng như trên.
 
C.-SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
II.-Sự Nghiệp
a/- Nguồn gốc:
                 (Chưa sưu tra được nguồn gốc từ phương Bắc tại tỉnh nào?)
b/- Dân số:
Cho đến nay họ Văn tại huyện Quảng Điền(Lai Trung-Lai Hà-Phong Lai)* đã trở thành một đại tộc trong huyện, có từ 20-21 đệ thế, nếu tính cứ 25-30 năm cho mổi đệ thế có thể khoảng niên đại của sự hình thành Họ Văn Lai Trung vào các năm 1440-1500.
Hiện nay Họ Văn Lai Trung đang có 4 thế hệ cùng nhau phụng sự Tôn Tộc.
Theo thống kê đến tháng 12 năm 2010. Tổng số con cháu trong Tộc Văn Đình Lai Trung có trên 600 người cả nam lẫn nữ (gồm 290 nam và 310 nữ -Ghi tại Lai Trung). Trong đó:
a/- Về độ tuổi:
-         Từ 80- 90 trở lên : …………. dân đinh trong họ.
-         Từ 70-80 : có ……….. dân đinh trong họ.
-         Từ 60-70 : có ………….. dân đinh trong họ.
-         Còn lại hơn 50% là trong độ tuổi học sinh và lao động chính .
b/- Về học vấn:
-         Phổ thông cơ sở: có 60% dân đinh trong họ.
-         Phổ thông trung học: có 50% dân đinh trong họ.
-         Đại học: có 3%  dân đinh trong họ.
-         Trên đại học: có 0,2%.dân đinh trong họ.
c/- Về kinh tế:
-         Nông ngư nghiệp: có 60% dân đinh trong họ.
-         Thương nghiệp và các dịch vụ khác: có 20% dân đinh trong họ.
-         Hành chánh sự nghiệp: có 10% dân đinh trong họ.
III.- Địa bàn dân cư:
Đa số con dân sinh sống rải rác trong xã Quảng Vinh, Quảng Thái, Quảng Lợi  huyện Quảng Điền, tỉnh TT-Huế gần 60% dân số, còn lại đi làm ăn sinh sống tại các vùng kinh tế; trong tỉnh như A-Lưới, Ồ Ồ Phong Điền, Nam Đông, v.v…số còn lại vào các tỉnh phía Nam như: Phước Long, Đắc-Lắc, Tp HCM, Đồng Nai, Đà Nẵng, Hà Nội v.v…
 Sự phân tán dòng tộc
(Xin xem phần: “TÊN ĐẤT TÊN LÀNG QUA CÁC THỜI KỲ” do Bác Văn Đình Triền biên soạn ở tập: PHẢ KÝ TỘC VĂN TT-HUẾ)
 
*(Các nơi cư ngụ của các Phái Tộc Văn thuộc Ngài Thủy Tổ )
CÁO LỖI

Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã để nhầm tên Ngài VĂN NHÂN KÝ là con trai thứ ba của Thủy Tổ VĂN NHÂN THẬN, nên hệ thống đã lập là con trai thứ tư. Vậy xin đính chính Ngài VĂN NHÂN KÝ LÀ CON TRAI THỨ BA và Ngài là Thế Tổ của Phái Ba. Kính cầu Tiên Tổ gia ân huệ , bà con nội tộc tha thứ.
GHI CHÚ
* Phần gia phả được cập nhật trên trang nầy được trích từ PHẢ KÝ TỘC VĂN TT-HUẾ do Văn Viết Thiện chủ biên.
* Phần thể hiện của các phái chưa đồng bộ các đời thế. Lý do là gia phả của mổi phái không ghi được các đời Tiên Tổ về trước. Vả lại Tộc Văn nầy có lịch sử gần 600 năm mà gia phả các phái chỉ có sớm nhất là 150 năm, nên không thể hiện thông suốt được.
* Một vài Phái gia phả chỉ ghi được từ 14-15 đệ thế, trong khi đó tổng thể thế thứ một số phái có từ 21-22 đời. Chúng tôi sẻ tiếp tục cập nhật sau.
PHÁI NĂM
Cước chú chung
·        Phái V ở Phong Lai đến đời Ông Văn Đổng (tên thường gọi:  Xạ Chè vì Ông làm chức xạ của làng) Ông không có con trai nối tự chỉ có con gái là Bà Văn Thị Thà nay ở Dy Linh tỉnh Lâm Đồng, ông chết , gia phả bị thất lạc nên nay không tra cứu được.
           Ở Lai Trung có ba gia đình cũng một Hệ, hai gia đình đi kinh tế mới ở Ồ-Ồ (Thừa  Thiên) theo lời kể thì không được truyền lại là thuộc phái nào, còn Gia phả thì bị mất năm 1947. Trước đây Ông Đổng hàng năm có vào đây dự tảo mộ(?) hoặc kỵ  giổ, lúc này chúng tôi đang nhỏ nên không rõ lắm. Vì vậy mà chỉ ghi vào không rõ Phái nào? (Bác Văn Đình Triền viết)
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây