GIA PHẢ CÓ 153 THÀNH VIÊN

HỌ VĂN CÔNG LÀNG AN BẰNG - VINH AN- PHÚ VANG-THỪA THIÊN-HUẾ.(1)
Photo
Nhà Thờ Tộc Văn Công(1)
 
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
( Phụng sao tháng 11 năm Tân Mão ( 2011 )
 
Nguyên Ngài Thỉ Tổ : Của họ từ miền Bắc vào, đem theo một con trai, cha con vẫn sống với nhau không vợ, không mẹ, sưốt thời gian thơ ấu, đến tuổi trưởng thành, Ngài đã chọn cho con một thiếu nữ ngưòi họ Trương ở trong làng để cùng sánh duyên, lập gia đình kế nghiệp, và đã sinh hạ đuợc một Nam Nhi là đời thứ 3. Từ đời thứ 3 này đã sinh hạ được 23 người con gồm 12 nam, 8 nữ và 3 vô danh là đời thứ 4.
Từ đời thứ 4 đã lập lên 3 phái.
Phái Thứ Nhất :
 Con đầu của Ngài đời thứ 3, phái nầy đã lưu cư từ đời thứ 4, tại Sài gòn, Gia định, hiện nay vẫn chưa tìm thấy tông tích ( Trong họ đang sưu khảo tìm kiếm).
Phái Thứ Nhì :
Là con thứ 4 của Ngài đời thứ 3, phái nầy có 2 Chi, Chi Nhất ly hương vào đời thứ 9, ở Lăng cô, huyện Phú lộc, hiện nay sinh sống ở Mỹ
Quốc toàn Chi.
Phái Thứ Ba :
Con thứ 5 của Ngài đời thứ 3, phái nầy có 3 Chi, Chi 2 ly hương vào đời thứ 7, tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc. Hai chi nầy vẫn thường xuyên sinh hoạt với họ Đại tôn trong những ngày tảo mộ, chạp, ngày hội lớn.
 
Về địa cuộc của các mộ phần:
Ngài Tổ và con của Ngài hai cha con đồng uynh. Tả cha, Hữu con, có lăng, nhà bia lớn, ở trên đầu 2 ngôi mộ, hướng: đầu Bắc, chân Nam, tọa lạc lầm dài xứ.
Nàng dâu vợ của Ngài đời thứ 2. Vì chữ hiếu đối với mẹ chồng, Ngài đã từ quê nhà về quê chồng để phụng dưỡng mẹ gia, trong lúc tuổi già, sức yếu, rồi Ngài bị bệnh trừ trần tại quê chồng, mộ của Ngài được chiêu hồn và an táng tại làng An Bằng, Lầm dài xứ, có nhà bia lớn ở mặt tiền hướng: đầu Đông, chân Tây. Các mộ Phần từ đời thứ 3, đã quy hoạch về tại một nghĩa trang chung của họ gồm : 12 ngôi mộ lớn và 40 ngôi mộ nhỏ, đầu hướng Đông, chân hướng Tây có nhà bia lớn ở giữa, tọa lạc tại lầm dài xứ, làng An Bằng.
Họ tính đến nay ( 2012 ) là : 14 đời.
Qua quá trình và hiện tại, họ chúng ta đều có công xây dựng quê hương và xã hội cụ thể : Trong họ có Ngài Bát Phẩm đã tự đi mua gổ về cúng nguyên một vài của Ngôi đình làng và đối liển cụ thể : bản chúc từ có 2 chữ “ Túc Tịnh ” lạc khoản ghi: Văn Thơ Lại cúng.
Câu đối liển như sau :
1-Táng Cư Kỳ Tại Cận Lâm Học Hải Trướng Văn Lang.
2- Quý Tai Trụ Đức Viển Cách Thanh Sơn Lưu Thắng Tích.
( Lạc khoản ghi tên tuổi của Ngài Bát Phẩm Văn Công Nghị ).
Hiện vật, nay đang thờ tại đình làng. Điều đó con cháu chúng ta phải theo gương, nối gót, lo xây dựng làng xóm để khỏi phụ lòng ông cha và cũng để góp phần giúp ích cho xã hội.
Trong Gia Phổ Của Họ Có Ghi.
Đời Thứ Tư: Ngài Văn Công Phu, con thứ 6 của Ngài Văn Vẹn, có 11 người con trong đó: có một người con là : Trương Quý Công làm quan
trong Triều đình thời Vua Tự Đức, được bang tặng sắc phong, có ghi trong Linh vị. Từ đó cho đến năm 2003. mới nghĩ cách dịch lại. Sau hơn 2 tháng bỏ công đi nhờ các thầy dịch Linh vị, đối chiếu sử sách vua quan Triều Nguyễn và đã dịch ra toàn bộ gồm có 40 chữ, trong sắc ban tặng của Triều đình thời đó nội dung như sau :
“ VIỆT CỐ HIỂN LINH CHÁNH VỆ ÚY ĐỨC HẦU, TẶNG DƯƠNG VÕ CÔNG CỰ QUAN TẤN THƯỢNG HỘ QUÂN, CHIÊU NGHỊ TƯỚNG QUÂN, CẨM Y VỆ CHƯỠNG, VỆ SỰ, CHƯỠNG CƠ, THỤY VIẾT TRUNG DÕNG, TRƯƠNG QUÝ CÔNG THẦN CHỦ ”
Nguyên mạng sanh vu Tân tỵ niên muội nguyệt, nhật thời. Nghĩa là : Sinh năm Tân tỵ 1821 thời Vua Minh Mạng.
Tốt vu Nhâm tuất niên, thất nguyệt, nhị thập, bát nhật, muội thời. Nghĩa là : Tử trận năm Nhâm tuất, tháng 7 ngày 28 lúc giờ mùi 1862.  Ngài sống, học và làm quan trong Triều đình đến 41 tuổi.
Tư duy và suy gẫm :
Thứ nhất : Theo sự suy gẫm của cô bác và con cháu ở đây nhận định rằng : Ngài là con ruột của Ngài Văn Công Phu. Vì thời vua chúa, phong kiến thời đó sợ liên quan đến họ hàng gia tộc, nên không khai đúng họ, mà phải khai họ Trương là họ của mẹ Ngài ( Trương Quý Công ).
Thứ hai : Bà Tổ của chúng ta là Ngài Trương Thị Đức đời thứ 3, đem cháu vào nuôi … nhưng tại sao trong gia phổ không có ghi cước và người ở trong quê hương từ xưa đến nay không ai truyền khẩu lại.
Thứ ba : Nếu nuôi con của người khác thì Ngài làm quan lớn như vậy, ở trong Triều đình, làm gì mà họ cho mình để làm con nuôi.
Thứ tư : Phụ thân Ngài lấy thêm vợ, khi sinh Ngài ra,khai họ mẹ.
Do vậy : Trong 4 lý do trên dù nằm trong một lý do nào, Ngài cũng rất xứng đáng cho họ hàng của chúng ta tôn vinh, phụng sự, thờ kính, học tập noi gương Ngài.
Hiện nay Long vị của Ngài cô bác và con cháu làm lại, sơn son, thiếp vàng thờ một căn. Còn sắc phong tặng của Triều đình thờ cùng Gia phổ của Đại tôn như từ xưa đến nay vậy.
Rất mong cô bác và con cháu qua nhiều thế hệ Tư duy, suy nghỉ và tìm hiểu thêm.
 
                                                                                             Văn Tiến Nhị  Cẩn Chí
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây