Họ Văn Việt Nam

http://hovanvietnam.com


Tộc Văn và sự hình thành Đất Thuận Hoá

Chúng tôi muốn đưa lên sự hình thành vùng đất Thuận Hoá xưa. Thông qua đó con cháu Tộc văn TT-Huế thấy được sự hiện diện của Tộc Văn chúng ta đã có mặt trên vùng đất này ít nhất là nữa bán thế kỷ 15. Tức là vào thời kỳ Vua Lê Thánh Tông
Tộc Văn và sự hình thành Đất Thuận Hoá

NHỮNG DẤU CHÂN NGƯỜI VIỆT TRÊN VÙNG ĐẤT THUẬN HÓA.

NGUỒN GỐC DÂN CƯ

 

T

 

heo chính sử thì vùng đất từ Hoành Sơn đến Hải Vân có dấu chân người Việt trong cuộc Nam chinh đầu tiên vào năm 982 của Lê Hoàn (980-1005)-Tiền Lê. Và trãi dài bao thời tao loạn, tranh giành, mà các mốc son lịch sử ghi dấu ấn sâu đậm nhất là:

1-Thời kỳ Nhà Lý. (1010-1225)

Năm Thái Minh thứ IV(1075) vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đi thị sát vẽ lại bản đồ vùng Bố Chính-Địa lý- Ma Linh. Vua xuống chiếu chiêu mộ nhân dân phía Bắc vào ở và tổ chức bộ máy chính quyền các cấp. Theo sử liệu thì bà con cùng một tộc Họ thường cùng đi với nhau vào lập làng, lập Họ. Tính đến nay khoảng trên dưới 850 năm

2-Thời kỳ Nhà Trần.  (1226-1400)

Tháng 6 năm Bính Ngọ(1306) năm Hưng Long thứ XV lễ cưới Công Chúa Huyền Trân được tổ chức, quà sính lễ của cuộc hôn nhân lịch sử đó là: Châu Ô và Châu Rí (vùng đất từ phía Bắc Quảng Trị đến huyện Duy Xuyên Quảng Nam). Và từ đây người Việt bắt đầu di dân vào để định cư, khẩn đất lập làng. Những thế hệ di dân đầu tiên vào chiếm lĩnh đất Thuận Hóa đều xuất phát từ đồng bằng sông Hồng và đặc biệt là vùng Thanh-Nghệ-Tỉnh (đây là vùng đất Việt có từ thời dựng nước). Tính đến nay khoảng trên 700 năm.

3-Thời kỳ Nhà Hồ. (1400-1407)

Đời Thuận Tông năm Quang Thái thứ II (1389) Nhà Hồ lên ngôi chia đất Chiêm Động và Cổ Lũy thành 5 châu, vẽ lại bản đồ làng xã, tiếp tục kêu gọi nhân dân phía Bắc vào lập làng ấp. Tính đến nay khoảng trên dưới 620 năm.

Cuộc kháng chiến chông giặc Minh của Trần Ngỗi, Đặng Dung, Đặng Tất…Thuận Hóa trở thành biên viễn cực Nam của Đại Việt là địa bàn của những người Việt bị cưỡng bức di dân hoặc những người có tội, về phương Nam theo chủ trương của Nhà Hồ. Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim viết: “ Lại bắt những dân không có của và không có ruộng đem vợ con vào để khai khẩn đất những châu ấy, bởi vì khi vua Chiêm nhường đất Chiêm Động, Cổ Lũy, người Chiêm đều bỏ đất mà đi cả”.

4-Thời kỳ Nhà Lê. (1428-1527)

Đời vua Lê Thánh Tông năm Hồng Đức thứ I (1470) sau khi dẫn 26 vạn quân chinh phạt Chiêm Thành. Để bình định đất Thuận Hóa đã cắt cử quan đinh ở lại khai khẩn đất đai, lập làng mạc ổn định miền biên viễn phía Nam của Đại Việt để ngăn chặn Chiêm Thành làm phản.

Thời Nhà Lê vùng đất Ô Châu ác địa Thuận Hóa là địa bàn tiếp nhận các tội đồ “lưu viễn châu”, rồi “lưu cận châu” trong ngũ hình thời Lê có ba bậc: cận châu (Nghệ An), ngoại châu (Bố Chính-Q,Trạch) và viễn châu (Tân Bình-Thuận Hóa). Tính đến nay khoảng trên dưới 540 năm.

 

5- Thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh. (1558-1786)

Tháng 8 năm Kỷ Mùi (1559) vùng Thanh Hóa , Nghệ An nước lũ tràn ngập, đê điều đường sá bị vỡ trôi mất nhà cửa, ruộng vườn nhân dân lưu tán nhiều vào Nam. Hay năm Mậu Thân (1608) Thuận Hóa được mùa to, bấy giờ từ Nghệ An ra Bắc bị đại hạn, giá gạo đắt, nhiều dân xiêu dạt chạy về phía Nam.

ĐỊA BÀN CƯ DÂN TỘC VĂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

1.-Huyện Phong Điền. có 05 ngôi Tự Đường các tộc:

- Văn Đình.  (Điền Môn)

- Văn Công  (Điền Hòa)

- Văn Phước. (Trùng Đồng Tây)

- Văn Phước   (Trùng Đồng Đông)

- Văn Hữu  (Phong Hiền)

2.-Huyện Quảng Điền. có 06 ngôi Tự Đường các tộc:

- Văn Đình. (Lai Trung)

- Văn Hữu. (Sơn Tùng Hạ)

- Văn Phước. (Cổ Tháp)

- Văn Đình. (Phong Lai)

- Văn Bá. (Cương Giáng)

- Văn Đình. (Cương Giáng)

3.-Huyện Hương Trà. có 02 ngôi Tự Đường  các tộc:

- Văn Công. (La Vân Thượng)

- Văn Quế. (Vĩnh Trị)

4.-Huyện Hương Thủy. có 01 ngôi Tự Đường :

- Văn. (Vân Thê)-Họ Có 06 Phái có Tự Đường riêng

 Và hai Chi thuộc tộc Văn Viết Hà Trung Phú Vang

5.-Huyện Phú Vang. có 09 ngôi Tự Đường các tộc:

- Văn Viết. (Triêm Ân)

- Văn Viết. (Hà Trung)

- Văn Đình. (Viễn Trình)

- Văn Đình. (Vinh Xuân)

- Văn Đình. (An Bằng)

- Văn Công. (An Bằng)

- Văn Công. (An Bằng)

- Văn Tiến. (An Bằng)

- Văn Công. (Diêm Trường)

Và một Phái Văn Viết thuộc Tộc Văn Vân Thê-Hương Thủy

6.-Huyện Phú Lộc. có 02 ngôi Tự Đường các Chi và Phái của tộc:

- Văn Viết. (Chi Nhì-Hà Trung)

- Văn Viết. (Phái Sáu-Hà Trung)

     Ghi chú: Thống kê trên chỉ ghi các Tự Đường có từ 10 đệ thế trở lên. Còn lại con dân Tộc Văn định cư rãi rác có số đệ thế thấp hơn chưa có Tự Đường, hiện đang thờ phụng tại nhà con cháu Đích tôn.

 

Nhận định tổng quát

                                       ₪₪₪₪₪₪

“Đoàn người mở nước trước khi vùng đất phương Nam có mặt trong bản đồ tổ quốc Việt Nam hẳn đã phải định mốc và tổ chức cư trú trên vùng đất hẹp Miền Trung, nơi có nắng gắt, mưa dầm và phải giành giựt với địa hình nơi đây từng mảnh phù sa nhỏ hẹp dọc các dòng chảy, hay khai phá đất trồng trọt từ những vùng rừng ven gò đồi hay núi thấp luôn có xu hướng muốn chìa chân ra tận biển.

Chân dung làng xã Miền Trung thực sự định hình khá rõ nét với những cuộc di dân lớn có tính cưỡng bức lẫn tự nguyện thời Nhà Hồ (thế kỷ XV) và Lê-Trịnh. Sau đó dưới thời Chúa Nguyễn, làng xã Miền Trung lớn lên trong tâm trạng và sự nóng lòng của tầng lớp chủ trương cát cứ, nhằm sớm tạo nên sự đối trọng không chỉ về mặt quy mô đất đai mà còn là dân số, quân số, nhân lực, khả năng kinh tế, quốc phòng……”

 (trích Mạch sống của hương ước trong làng Việt Trung bộ- NXB-Thuận Hóa năm 2007)

Qua các mốc son của lịch sử được nêu ở trên, về quá trình mỡ mang bờ cõi và các cuộc di dân về phương Nam, đã cho chúng ta nhận định một cách khách quan về sự hình thành và phát triển của cộng đồng dân cư người Viêt trên vùng đất Thuận Hóa như sau:

“Ranh giới cực Nam cho sự phát triển của cộng đồng dân cư người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ giửa Champa và Đại Việt là lấy Hoành Sơn làm cương giới. Về sau biên giới phương Nam của Đại Việt dần được mỡ rộng qua các sự kiện lịch sử 1069 trong chiến thắng của Lý Thường Kiệt, rồi 1306 sự kiện Công Chúa Huyền Trân, đặc biệt là cuộc Nam chinh của Nhà Hồ 1401-1402, và của vua Lê Thánh Tông  1471 vào tận Thăng Hoa tư Nghĩa.

Phải nói thêm là, điều kiện thuận lợi và khách quan thúc đẩy quá trình di cư mạnh và nhiều nhất là trong các thế kỷ XV-XVI, trong khi vùng đất mới cực Nam Đại Việt mưa thuận gió hòa thì tình hình miền Bắc diễn biến ngược lại đó là vào những năm 1559 và 1608. Có thể chính sự Triều Nguyễn sau này tập trung vào điều kiện khách quan đó, xây dựng nhiều luận cứ để tán dương triều đại của mình, những luận cứ đó ít nhiều chấp nhận theo lý thuyết, tất cả nhằm thu hút nhân tâm dùng để khẳng định sức mạnh của mình.”

(Trần Đình Hàng, Cơ sở tiếp cận văn hóa làng Việt Miền Trung)

Vùng đất dừng chân đầu tiên của người Việt di cư để khai lập làng xã tại Thuận Hóa là làng Vu Lai xứ Cồn Dương, về sau mở rộng vùng canh phá ra các xứ Ông Xương, xứ Bàu Luân…..mà hiện nay phần mộ của các vị Tiên tổ Họ Văn ta đã táng tại đây. Theo gia phả và số đệ thế của Họ ta cho đến nay Họ Văn ta có mặt tại Vu Lai (Hoài Lai) trên 560 năm.

Tuy nhiên trên thực tế một số đông các  làng xã và các họ tộc tại Thừa Thiên Huế đã bị thất tán nhiều tài liệu, nên rất khó khăn trong việc xác định được nguồn gốc địa danh, cũng như thời điểm cụ thể của quá trình di cư. Cho nên hiện nay khá phổ biến là các nguồn tư liệu : tộc phả, gia phả, chúc văn nhiều dòng họ có thể khẳng định được nguồn gốc Thanh Hóa, Nghệ An và còn lại là xuất phát các tỉnh khác ở miền Bắc, còn thời điểm cụ thể chỉ chung chung là: “ Thủy Tổ ta tự Bắc kỳ Tiên Lũng Miêu Duệ theo Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế vào trấn thủ Thuận Hóa khai canh đất này…(1558)” mặc dù tên làng đó cũng như số đệ thế của các họ đã có trước thời kỳ Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558) vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

Xin đơn cử một vài ví dụ: Làng Vu Lai (Hoài Lai) của huyện Đan Điền (nay là Quảng Điền) đã được Tiến Sĩ Dương Văn An ghi nhận từ thời Ông viết cuốn Ô Châu cận lục (1553), hay trong bản dịch tài liệu có từ năm Tân Tỵ (1461) ngày 10 tháng 8 của 14 Họ tộc đến làng Sơn Tùng Mỹ Thạnh phụng cúng đã có các họ của người Việt, (trong 14 Họ đến phụng cúng có Họ Văn ta) hay về họ Hồ, bản gia phả của họ được ghi như sau:

“ Ngài Thủy Tổ khai sáng nền móng thôn Đông Hồ là Ngài Hồ Kính Dương Tôn Thần, từ Bắc kỳ di cư vào khai canh thôn Đông Hồ ở xứ Hà Lạc, thụy là Khai Tiên, mất ngày 20 tháng 6, táng tại vùng truông rừng xứ Nhà Hồ (gia phả Họ Hồ làng Phong Lai , Trần Đại Vinh dịch), trong khi đó Họ Hồ được xếp vào hàng thứ 5 trong 7 Ngài tiền Thủy Tổ khai canh của vùng đất huyện Quảng Điền.

Tại làng Vân Thê-Thủy Thanh-Hương Thủy. Theo VÂN THÊ HƯƠNG SỬ viết năm 1995 như sau:

“-1/- Năm Thái Minh thứ 4 (1075) Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đi thị sát vẽ lại bản đồ vùng Địa lý-Ma linh và Bố chính. Vua xuống chiếu chiêu mộ nhân dân phía Bắc vào ở và tổ chức lại bộ máy chính quyền. Theo sử liệu thì bà con cùng một tộc Họ đi với nhau vào lập Họ, lập láng”. Tính đến nay đã 935 năm (2010)

“-2/- Năm Hưng Long thứ 15 (1306) Vua Anh Tông đổi hai châu Ô-Lý thành Thuận Châu và Hóa Châu, chọ người trong dân làng làm quan, cấp ruộng đất và mienx thuế 3 năm. Thông qua quan hệ hôn nhân đã tạo ra cuộc sống ngày càng hòa đồng và thân thiện giữa người Chăm và người Việt.” Tính đến nay đã qua trên 700 năm (2010)

“-3/- Năm Quang Thái thứ 2 (1389) Vua Thuận Tông. Họ Hồ lên ngôi chia đất Chiêm động và Cổ lũy thành 5 châu, vẽ lại bản đồ làng xã, tiếp tục kêu gọi nhân dân phía Bắc vào lập làng, ấp”. Tính đến nay đã 620 năm (2010)

“-4/- Năm Hồng Đức thứ 1 (1470). Vua Lê Thánh Tông, sau khi dẫn 26 vạn quân chinh phạt Chiêm Thành. Để bình định đất Thuận Hóa đã cắt cử quan đinh ở lại khai khẩn đất đai, lập làng mạc ổn định miền biên viễn phía Nam của Đại Việt để ngăn chặn Chiêm Thành làm phản”. Tính đến nay đã 540 năm (2010)

Trong tác phẩm: Tín ngưỡng dân gian Huế của Trần Đại Vinh cũng chú trọng vào các mốc son lịch sử ở trên, đã cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu danh mục những làng xã được thành lập sau đợt Nam chinh 1470 của vua Lê Thánh Tông.

Nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả như: Huỳnh Công Bá, Trần Đại Vinh, Lê Nguyên Lưu, Trần Đình Tối, Văn Đình Triền, Huỳnh Đình Kiết v.v…đã chỉ ra rằng: người Việt di cư đến vùng đất Thừa Thiên Huế hiện nay từ rất sớm, đặc biệt sự ra đời của hai Châu Thuận, Hóa thời Trần và quá trình phát triển cộng đồng làng xã, họ tộc ở Thừa Thiên Huế được phân thành các gia đoạn: Trần – Hồ, Lê – Mạc, Chúa Nguyễn – Tây Sơn và từ thời Nguyễn (Gia long) đến nay. Hay trong tập Thủy Thiên Bản (bản ghi buổi đầu dời chổ) của tác giả Bùi Trành người làng Câu Nhi, Hải Lăng, Quảng Trị viết năm Thuận Thiên thứ 2(1429) xác định sự có mặt của các họ tộc tại Thuận Hóa đã có từ thời kỳ nhà Trần-Lê.

Hay trong cuốn: Vu Lai-Lai Trung chí lược các tác giả Trần Đại Vinh, Nguyễn Tấn Phong, Nguyễn Xuân, Văn Nghị khảo cứu biên soạn năm 1991-1992 co ghi “ Hơn 500 năm trôi qua kể từ khi các Tiên Tổ Họ Văn và các Họ khác đặt chân lên xứ đất Cồn Dàng…..”, hoặc “ Vào khoảng giữa thế kỷ XV làng Hoài Lai được thành lập tại địa bàn phát khởi đầu tiên là xứ Cồn Dương……thuộc huyện Đan Điền, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa.”

Trong tập Nguyễn Trãi Dư Địa Chí viết như sau: “ Phủ Triệu Phong thời Lê là Châu Ô và Châu Lý của Chiêm Thành. Năm Hưng Long thứ 14 (1306) Trần Anh Tông lấy đất hai châu ấy đổi thành Châu Thuận và Châu Hóa. Thời Lê đặt làm phủ Triệu Phong thuộc Thuận Hóa, gồm 6 huyện Hải Lăng, Vũ Xương, Đan Điền, Kim Trà, Tư Vinh, Điện Bàn và hai châu Thuận Bình và Sa Bôi.

Ngày nay , Hải Lăng, Vũ Xương, Thuận Bình, Sa Bôi thuộc tỉnh Quảng Trị; Đan Điền, Kim Trà, Tư Vinh là đất Thừa Thiên, và Điện Bàn ở phía Bắc tỉnh Quảng Nam”.

Lại nói về các huyện Đan Điền, Kim Trà, Tư Vinh trong Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi (phần chú giải)  viết như sau:

  • “ Huyện Đan Điền thuộc Châu Lý của Chiên Thành. Thời thuộc Minh gọi là huyện Trà Kệ, thuộc Châu Hóa phủ Thuận Hóa. Thời Lê mới đổi tên là Đan Điền. Đầu thời Nguyễn đổi tên là Quảng Điền. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), cắt 2 tổng của Quảng Điền(cùng một tổng huyện Hương Trà) đặt làm huyện Phong Điền”.

Huyện Đan Điền thời Lê là gồm đất huyện Quảng Điền và một phần đất huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiền hiện nay.

“ Huyện Kim Trà thuộc đất Châu Lý của Chiêm Thành. Thời thuộc Minh gọi là các huyện Xạ Linh, Bồ Đài, Bồ Lãng thuộc Châu Hóa, phủ Thuận Hóa. Thời Lê đặt làm huyện Kim Trà thuộc phủ Triệu Phong. Đầu thời Nguyễn đổi tên là Huyện Hương Trà. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) cắt ba tổng cho ba huyện Hương Thủy, Phú Lộc, Phong Điền”.

Hiện nay là đất huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên ( và một phần của Hương Thủy, Phú Lộc, Phong Điền.

“ Huyện Tư Vinh vốn là thuộc đất của Châu Lý của Chiêm Thành. Thời Trần là các huyện Lợi Bồng, Tư Dung, Thế Vinh thuộc Châu Hóa, phủ Thuận Hóa. Thời Lê đặt làm huyện Tư Vinh thuộc phủ Triệu Phong. Đầu thời Nguyễn đổi tên là Huyện Phú Vinh (thường gọi là huyện Phú Vang). Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) cát 6 tổng đạt thêm hai huyện Hương Thủy và Phú Lộc .”

Huyện Tư Vinh thời Lê là đất các huyện Phú Vang, Hương Thủy và Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên hiện nay.

Như vậy theo quốc sử, mốc son thứ IV-Thời kỳ Nhà Lê. (1428-1527) là mốc thời gian ghi nhận sự hình thành của các Họ tộc người Việt nói chung và Tộc Văn nói riêng, tại vùng đất Thuận Hóa đông nhất, cách đây 540 năm.

Xin được nói thêm là các Tiên Tổ Tộc Văn theo phả liệu để lại có rất nhiều Ngài làm quan, giử nhiều chức vụ quan trọng trong triều nhà Lê. (Xin xem phần: Danh nhân Họ Văn qua các thời kỳ của lịch sử)

Sử là như vậy còn gia phả của Tộc Văn của chúng ta thì nói lên được điều gì?

Căn cứ vào một số tư liệu về Tộc Văn của chúng ta như đã trích dẫn ở phần trên, hoặc số đệ thế của các gia phả, Tộc Văn chúng ta cho đến nay có từ 17 đến 22 và cứ tính bình quân mỗi đệ thế từ 27 đến 30 năm thì Tộc Văn chúng ta có mặt tại đất Thuận hóa cách đây từ 560-660 năm.

Từ các luận cứ của quốc sử và gia phả của các phái Tộc Văn trong Tỉnh, chúng ta có đủ cơ sở khẳng định: Tổ Tiên chúng ta đã cùng nhau vào lập làng, lập họ chí ít nhất là vào thời kỳ Hồng Đức năm thứ I (1460-1500) tính cho đến nay là: 540-600 năm. Phần đông là xuất xứ từ Nghệ An-Thanh Hóa vào bằng đường thủy.

Văn Viết Thiện

-NHỮNG DẤU CHÂN CỦA TỘC VĂN TRÊN VÙNG ĐẤT THUẬN HÓA.

 

THỚI TRẦN, HỒ, LÊ, MẠC (1306-1558)

 

Thừa Thiên Huế thời Lê sơ

“Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đã cử các trọng thần vào trấn thủ Thuận Hóa, tổ chức ổn định đời sống nhân dân, tăng cường di dân, khai hoang phục hóa, thành lập các làng xã mới. Năm Thiệu Phong thứ 13 tháng 9 năm Quý tỵ 1353 vua Trần Hiển Tông cử Trương Hán Siêu vào trấn nhậm xứ này phần đông là quan binh. Giai đoạn này người Việt còn là thiểu số.

 Tình hình Thuận Hóa cơ bản ổn định, nhưng vẫn bị sự quấy nhiễu của quân Chiêm Thành. Từ sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà (1434), quân Chiêm Thành nhiều lần tấn công châu Hóa, năm 1446 vua Lê Nhân Tông cử đại quân chủ động đánh Chiêm Thành nhằm giữ yên bờ cõi.

Xin trích đoạn thơ của Trương Hán Siêu khi nói về tâm trạng của quan binh hồi ấy:

“Ngoảnh trông kinh khiếp rợp trời mây,

  Lạc lõng hồn tan nỗi khổ đầy,

  Xương ốm đành chôn ngoài cõi vắng,

  Biển trời cây cỏ nhuốm buồn lây”

Trong thời kỳ này vẫn tiếp tục quá trình di dân từ phía Bắc vào châu Thuận Hóa, hàng loạt các làng mới được thành lập như: Đa Cảm, Vĩnh Cố (nay là Vĩnh An), Đàm Bổng (nay là Ưu Điềm), Phò Trạch, Đường Long (Chí Long), Chánh Lộ (Chánh Lộc), An Triền (Hòa Viện), Hương Triền (Thanh Hương), Vĩnh Áng (Vĩnh Xương), Thanh Cần, Triều Sơn, Địa Linh, La Khê, Bao Vinh, Đức Bưu, Dương Xuân, Hoài Lai, Phổ Lại, Vân Căn, Sơn Tùng, Hoa Lang, Trung Tuyền (Trung Đồng), Đại Lộc, Kế Môn, Thế Chí, Toản Vũ (Thành Công), Bình Trị (Vĩnh Trị), Thai Dương, Hòa Duân, Hà Cùng (An Dương), Cự Lại, Kế Chủng (Kế Sung), Đông Dương, Vinh Hoài, Duy Sơn, Tân Chu, Nghi Giang, Diêm Trường, Phụng Chính.

Năm Bính Tuất (1466) vua Lê Thánh Tông tổ chức cải cách hành chính đặt 13 đạo Thừa tuyên trong cả nước, trong đó có Thừa tuyên Thuận Hóa; đổi lộ thành phủ, trấn thành châu, các chức Chuyển vận thành Tri huyện, Tuần sát thành Huyện thừa, Xã quan thành Xã trưởng. Thừa tuyên Thuận Hóa được tổ chức thành phủ Tân Bình gồm 2 huyện, 2 châu và phủ Triệu Phong gồm 6 huyện, 2 châu. Phần đất Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc 3 huyện Kim Trà, Đan Điền và Tư Vinh nằm trong phủ Triệu Phong.

Năm 1469, quân Chiêm Thành lại khởi sự chiến dịch quấy phá Hóa Châu, Tháng 9/1470, vua Chiêm Thành là Bàn Trà Toàn chỉ huy 10 vạn quân và voi ngựa tiến đánh châu Hóa. Cuối năm đó vua Lê Thánh Tông ngự giá thân chinh đánh Chiêm Thành. Sau nhiều trận giao tranh, quân Chiêm tan vỡ, vua Lê Thánh Tông đã đưa quân đánh vào tận kinh đô Bồ Đàn của Chiêm Thành, bắt sống Trà Toàn đem theo về Đại Việt.

Chiến dịch bình định phương Nam của quân dân Đại Việt dưới quyền Tiết chế của vua Lê Thánh Tông đã chấm dứt mối đe dọa xâm lấn Hóa Châu của quân Chiêm Thành (1471). Phần đất Thừa Thiên Huế không còn là phên giậu, mà biên cương đã vào tận phía Nam Bình Định. Quan quân và nhân dân đã ra sức khôi phục và tái thiết Thuận Hóa. Hưởng ứng chủ trương di dân, một số quan quân Nam chinh trở về đã đem gia đình và bà con từ các vùng quê phía Bắc, đa số là Thanh Hóa, Nghệ An vào khai khẩn đất hoang và các vùng đất bị tàn phá, nhân dân lưu tán do chiến tranh, lập thành những làng ấp mới trên đất Thuận Hóa.

Theo danh mục trong Hồng Đức bản đồ soạn ngày 6/4 năm Hồng Đức 21 (1490), 3 huyện thuộc phần đất Thừa Thiên Huế ngày nay gồm có: Kim Trà 22 làng, 20 thôn, 3 nguồn, Đan Điền 60 làng, 14 thôn, 4 sách, 1 nguồn, Tư Vinh 69 làng, 4 sách, 1 thôn.

       Ngày 16-11 năm Canh Dần (1470): vua Lê Thánh Tông thân chinh Chiêm Thành. Đại quân đã dừng lại ở Cửa Eo để luyện tập thủy chiến cùng với quân địa phương Thuận Hóa, đến ngày 1-3 năm Tân Mão (1471), hạ thành Đồ Bàn, vua Chiêm là Trà Toàn bị quân Thuận Hóa bắt sống. Chuyến bình định phương Nam của quân dân Đại Việt đã chấm dứt mối đe dọa xâm lấn Hóa Châu của Chiêm Thành, nhiều làng mới được lập ra ở Thuận Hóa.

Sau chiến thắng Đồ Bàn năm 1471 của quân dân Đại Việt, trong đó có sự đóng góp công sức, xương máu của quân dân Thuận Hóa, vùng đất này đã được hưởng thanh bình, ổn định liên tục trong vòng 50 năm.”

- “Tháng Mười năm Mậu Ngọ (1558): Nguyễn Hoàng - con thứ hai của Nguyễn Kim, được phong tước Đoan Quận công, vào trấn giữ Thuận Hóa và lập bản doanh tại dinh Ái Tử (Quảng Trị). Những người đồng hương ở Tống Sơn và nghĩa dũng xứ Thanh đều đi theo. "Chúa vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được dân mến phục, bấy giờ xưng là chúa Tiên" (Đại Nam thực lục tiền biên). Đến tháng giêng năm Canh Ngọ (1570), chúa Tiên được giao trấn thủ cả hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam”.

 

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Lịch sử

(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - năm 2005)

 

 

TỔNG LUẬN

 

Xứ Thuận Hoá xưa là Châu Ô, cùng Chấu Rý(Lý) của Champa bắt đầu gia nhập gia đình Đại Việt vào sau sự kiện Huyền Trân Công Chúa vào Nam làm Hoàng Hậu quốc vương Chế Mân năm 1306. Năm sau Ngự sử trung tán Đoàn Nhữ Hải vâng mệnh phủ dụ, đổi tên thành hai châu Thuận, Hoá như các sách sử đã ghi nhận: “Đinh Mùi, Hưng Long năm thứ 15 (Thượng Hoàng Trần Nhân Tông năm thứ 15 (1307), mùa xuân, tháng giêng, đổi hai Châu Ô và Lý thành Châu Thuận và Châu Hoá. Sai Hành Khiển Đoàn Nhữ Hài đến vỗ yên dân hai châu đó. Trước đây, chúa Chiêm Thành Chế Mân đem đất hai châu đó làm lễ vật dẫn cưới, nhưng người các thôn La Thuỷ, Tác Bồng, Đà Bồng không chịu theo. Vua sai Đoàn Nhữ Hải đến tuyên dụ đức ý, chọn người trong bọn họ trao cho quan tước, lại cấp ruộng đất, miễn tô thuế 03 năm để vỗ về”.

“Trích Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, bản dịch của Đào Duy Anh”

Từ thời điểm này, nhân dân các vùng đồng bằng sông Hồng và các Châu Hoan, Ái (tức là Nghệ An và Thanh Hoá ngày nay) cùng nhau vào tìm đất tốt khai cơ lập nghiệp, cũng như các tội đồ bị đày vào vùng biên viễn cực Nam của Đại Việt, cũng như các quan lại của triều đình phải ở lại vùng này để bảo vệ biên cương. Cả một thời gian dài cho đến khi vua Lê Thánh Tông (1460-1497) định bản đồ thiên hạ, thật là đáng tiếc là chúng ta không có tư liệu nào nói về làng xã của hai châu này, chỉ biết rằng nhân dân cơ bản đã tự tạo cho mình một cuộc sống sinh hoạt nông thôn như nơi chôn nhau cắt rón ở miền Bắc. Chắc có lẽ vào thời kỳ này đất đai nhiều nơi vẫn còn hoang vu, cuộc sống vẫn chưa được ổn định. Champa thường ra cướp phá nên vào tháng 9 năm Quý Tỵ (1353), vua Trần Dụ Tông sai Tham Tri chính sự Trương Hán Siêu đem quân vào chống giữ. Ông ở được hơn một năm đã buồn chán than thở và đã có thơ than chán như đã trích ở trên, nên vua phải cho về.

Không rõ tổ chức bộ máy hành chãnh vào thời kỳ đó như thế nào, theo sử liệu gọi Thuận Hoá là một lộ, gồm hai châu và chia làm hai huyện, dưới huyện có cả hương và xã. Co đến đầu thế kỷ 15, giặc Minh xâm lược nước ta một thời gian khá dài (1407-1427). Theo An Nam chí lược các huyện lúc này cũng là các huyện của thời Trần, theo đó phủ Thuận Hoá có hai Châu, 11 huyện; Châu Thuận gồm 04 huyện là: Điều Lại(Điều Lợi), Ba Quan(Ba Lãng), Bất Lan(Thạch Lan) và An Nhân. Châu Hoá gồm 07 huyện là: Trà Kệ, Lại Bồng(Lợi Bồng), Sạ Hợp(Sạ Lệnh), Tư Khách(Tư Dung), Bồ Lãng, Bồ Đài, và Sỹ Vinh. Sau sáp nhập hai huyện Lại Bồng và Tư Vinh vào huyện Sỹ Vinh, tổng cộng có 79 xã, 1470 hộ, 5662 khẩu ruông có 71 khoảnh (mổi khoảnh 100 mẫu).

Tháng sáu năm Bính Tuất, Quang Thuận thứ 7(1466) bắt đầu cải tổ hành chánh vua Lê Thánh Tông đổi Lộ thành Phủ, đổi Trấn thành Châu, lúc này xứ Thuận Hoá gồm 02 Phủ, 07 Huyện và 04 Châu, trong đó Phủ Triệu Phong lãnh 05 Huyện là: Hải Lăng, Vũ Xương, Đan Điền, Kim Trà và Tư Vinh. Riêng ba huyện Đan Điền, Kim Trà và Tư Vinh nay là đất Thừa Thiên Huế.

Sau cuộc chinh phạt Chiêm Thành của vua Lê Thánh Tông vào năm 1470-1471. Nhiều tướng lĩnh, quân sĩ tự nguyện xin vào khai thác định cư, họ đã mang theo cha mẹ, anh em cùng vào lập nghiệp, lập làng, lập họ. Chẳng hạn điển hình là Thuỷ tổ của các Họ như Họ Phan làng Thanh Hà, Họ Hoàng làng Phước Tích, Họ Văn làng Lai Trung xứ Cồn Dương và làng Hà Trung huyện Tư Vinh, Họ Phạm, Trần tại Phong Lai, Họ Lê tại làng Thanh Thuỷ Chánh, Họ Ngô tại làng Phú Bài,  v.v…

Qua các tư liệu mà lịch sử hiện có, cùng các đệ thế có trong các gia phả của các Chi, Phái Văn tộc trong tỉnh Thừa Thiên-Huế, Họ Văn chúng ta có thể có mặt trong khung niên đại từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, di dân qua các cuộc chiến tranh với Chiêm Thành, nhà Minh,  các cuộc di dân lập ấp để trấn thủ vùng đất Châu Ô, Châu Lý thời nhà Lê, hoăc nạn khủng hoảng kinh tế do thiên tai hạn hán vào tháng 8-1558 và năm Mậu thân 1608 của các vùng Thanh-Nghệ-Tỉnh. Điều này cũng dễ dàng nhận thấy là phả hệ các Họ phái của chúng ta hiện có từ 17 đến 22 đệ thế. Chủ yếu di cư bằng đường thủy.

Địa bàn đặt chân đầu tiên của Họ Văn Thừa Thiên Huế là xứ Cồn Dương, huyện Đan Điền, phủ Triệu Phong, thừa tuyên Thuận Hoá(sau đỏi Phủ Thuận Hoá)

Công việc tìm ra thế thứ ngọn ngành của dòng tộc là một điều rất khó khăn, do các diễn biến của lịch sử như đã trình bày ở các phần trên.

Tác giả bài viết: Văn Viết Thiện

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây