GIA PHẢ CÓ 205 THÀNH VIÊN

HỌ VĂN LÀNG CỔ THÁP-QUẢNG VINH- QUẢNG ĐIỀN
PhotoPhoto
Nhà thờ Tộc Văn Phước và Ngôi Mộ Tổ

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
 
(Do Ông Văn Phước Phong ghi lại theo khẩu truyền)
1-    Nguồn gốc
 
            Không biết các Ngài Tiên Tổ của chúng ta đi theo đường thủy hay đường bộ không rõ ; có lẽ theo đường thủy thì phải, vì Họ văn chúng ta đa số đều đi bằng đường thủy cặp Phá Tam Giang mà vào định cư vùng đất Huyện Đan Điền-Phủ Thuận Hóa (nay là huyện Quảng Điền-Thừa Thiên Huế), và vì khi Ngài Thế Tổ của Tộc Văn Phước của chúng ta từ Miền Bắc di cư vào đây có mang theo hài cốt của thân phụ Ngài, cặp theo Sông Bồ đi ngang làng Bái Đáp (tức làng Phú Lễ ngày nay) Ngài ThếTổ đã an táng hài cốt thân phụ của mình vào giũa cồn đát làng Bái Đáp, và cũng định cư tại làng này. Cho đến một năm (không rõ niên hiệu) có một con bò tót về làng Bái Đáp quậy phá, do dân ít nên không thể chống cự được.
Khi đó. Tại Làng Cổ Tháp có một khoảnh ruộng sâu được gọi là vạt ruộng Tù Và rất nhiều đĩa, dân chúng ở đây lại sợ đĩa  nên hai làng đã hoán đổi cho nhau, nên sau này có câu : «  Bái Đáp-Cổ Tháp-Làng Lòi »-Bái Đáp tức là Phú Lễ ngày nay,-Cổ Tháp vẫn giữ là Cổ Tháp còn Làng Lòi tức là làng Lai Xá hay Lội Xá. Cả ba làng này đều có sự liên đới với nhau về Họ Tộc và tập quán. Cho đến nay hai di tích Hầm bò tót và vạt ruộng Tù Và vẫn còn.
Riêng nói về cái nơi (địa điểm) mà Họ Văn ta vào định cư ngày xưa, thì các vị cao niên ngày xưa của làng Phú Lễ vẫn thường truyền lại là : xóm đó là xóm Họ Văn, và miếu khai canh của của Ngài Họ Văn sau khi đổi đất về Cổ Tháp lâu ngày không có người chăm sóc phụng tự đã hư hỏng mục nát, dân làng Phú Lễ đã làm miếu thờ Ngũ Hành và hiện nay họ đã xây cô mộ trên nền miếu.
Nói về Tộc Văn Phước ta, sau khi định cư tại Cổ Tháp một thời gian lâu. Ngài Thế Tổ của chúng ta  nghĩ :  đất hẹp con cháu càng ngày càng đông đúc nên Ngài đã để lại người con thứ và cùng con cả ra Quảng Lợi (làng Thủy Lập-Bao La ngày xưa) để khai canh lập làng, sau đó Ngài vào Rú Cát (của Phong Điền ngày nay) khai phá thêm một số ruộng nữa, xứ đó thường gọi là xứ Tiểu Khê.
Hiện nay miếu Thờ Ngài của chúng ta tại Cổ Tháp-Quảng Lợi và mộ táng tại cồn cát xứ Tiểu Khê.
Do công lao to lớn của Ngài với quê hương đất nước, nên đến khi Vua Gia Long ra chiếu chỉ định lại bản đồ làng xã Thuận Hóa và ban sắc phong cho các Họ tộc có công trong công cuộc mở mang, khai phá, lập làng. Ngái Thế Tổ của chúng Ta được sắc phong :
                                                        号本土開耕達聰智惠翌保中興靈扶文貴公尊神
(Hiệu Bổn Thổ Khai Canh Đạt Thông Trí Huệ Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò VĂN QUÝ CÔNG Tôn Thần)
 Ghi chú : Mộ Thân Phụ Ngài Thế Tổ của chúng ta nằm giữa Cồn của Làng Phú Lễ, chung quanh trước dây có 60 ngôi nhỏ, do những năm chiến tranh tàn phá, họ tộc chưa được sự chăm sóc chu đáo, nên nay bị lấn chiếm chỉ còn lại 30 cái.
1- Dân số
Cho đến nay tổng số con cháu của Tộc Văn Hữu tại làng Sơn Tùng Thượng Quảng Điền có: 150 nhân khẩu (gồm 75 nam và 75 nữ)

GHI CHÚ:
-Gia phả của Tộc nầy đến đời thứ Năm chỉ được liệt kê với số lượng là: 272 Vin Nam và 244 vị Nữ trong đó có cả Dâu. Do Ngài Văn Công Khanh có tên là Ông Ngã, Ông Mong, Ông Sứ đứng đầu. Do không ghi rõ do Ngài nào sanh hạ, thế thứ như thế nào, chúng tôi không thể đưa vào phả hệ được và chỉ ghi là sanh hạ nam 272 và nữ 244 do Ngài Văn Công Sanh sanh hạ.
 Do thiên tai gia phổ thất lạc, các hậu duệ về sau quên biên thất chép. Kính cầu Liệt Vị Tiên Tổ gia ân huệ,
-Phần đưa lên trang nầy chủ yếu là phổ hệ của phái Nhì còn phái Nhất và Phái Ba thất tích. Hiện nay con cháu Phái Nhì lo Phụng tự.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây